Từ trải nghiệm làm mẹ đến chương trình Talkshow “Giải mã cảm xúc cùng con” – Mentor Lita Hoàn Phạm chia sẻ những công cụ thực hành cảm xúc đầy giá trị.

Trong hành trình nuôi dạy con, không ít cha mẹ từng bối rối trước những phản ứng “khó hiểu” như con hay khóc, bướng bỉnh hoặc nổi giận vô cớ. Chúng ta dạy con “phải trung thực”, nhưng nhiều khi – chính những lời răn dạy ấy lại khiến con… không dám thành thật với chính cảm xúc bên trong mình.

Mentor Lita Hoàn Phạm – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA – SSBM Thụy Sĩ), đồng thời là tác giả cuốn sách Giải mã cảm xúc – đã có những trải nghiệm sâu sắc trên hành trình làm mẹ. Từ sự quan sát và thực hành trong chính gia đình nhỏ của mình, chị chia sẻ 4 bước đơn giản nhưng hiệu quả giúp con hiểu mình – trung thực với chính mình – và dũng cảm sống thật.


Bước 1: Đổi cách nhìn về cảm xúc

Nhiều cha mẹ vẫn tin rằng cảm xúc là “tốt” hay “xấu”, “nên có” hay “nên tránh”. Nhưng thật ra, cảm xúc chỉ đơn giản là tín hiệu nội tâm – giúp con hiểu được điều mình cần.

  • Con khóc = đang xả áp lực
  • Con buồn = cần được lắng nghe
  • Con giận = có điều chưa được đáp ứng
  • Con sợ = cần được bảo vệ

Nếu cha mẹ dạy con kìm nén những tín hiệu này, tức là vô tình đang dạy con… chối bỏ chính mình.


Bước 2: Thay đổi cách phản hồi với cảm xúc của con

Thay vì bảo con: “Nín đi, con lớn rồi mà”, hãy thử nói:

  • “Con buồn à? Mẹ ở đây với con.”
  • “Khóc cũng được con ạ. Khi nào con muốn nói, mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe con.”
  • “Mình cùng hít sâu vài cái, rồi con kể cho mẹ nghe được không?”

Những lời nói nhỏ bé ấy giúp con:

  • Được công nhận cảm xúc
  • Cảm thấy an toàn khi thể hiện bản thân
  • Tự học cách điều hoà cảm xúc một cách lành mạnh

Mentor Lita chia sẻ: có lần chị ngồi cạnh con gái (bé Bún) suốt 1 tiếng đồng hồ để chờ con khóc xong. Và chính sự kiên nhẫn ấy đã mở cánh cửa kết nối giữa hai mẹ con.


Bước 3: Bắt đầu từ chính cha mẹ

Trẻ con học bằng cách quan sát người lớn. Nếu cha mẹ không dám buồn, không dám khóc, không dám thừa nhận nỗi sợ – thì rất khó để con tin rằng cảm xúc là điều nên được công nhận.

Hãy tự hỏi:

  • Khi mệt, bạn có dám nghỉ ngơi?
  • Khi buồn, bạn có cho phép mình khóc?
  • Khi sợ hãi, bạn có dám nói ra điều đó?

Trung thực với con bắt đầu từ việc trung thực với chính mình.


Bước 4: Chấp nhận cảm xúc – Điều chỉnh hành vi

Một đứa trẻ cần biết: mọi cảm xúc đều hợp lệ, nhưng hành vi cần điều chỉnh phù hợp.

Ví dụ:

  • “Mẹ biết con giận. Con có thể nói ra, nhưng mình không nên la hét hay ném đồ.”
  • “Khóc là được. Nhưng mình học thêm cách nói nỗi buồn bằng lời, con nhé.”

Có lần, con gái chị Lita nói:

“Con buồn vì không có em chơi cùng như nhà khác.”
“Con cần mẹ ôm con một chút.”
“Con đang bực lắm vì…”

Và đó là khoảnh khắc khiến chị nhận ra:
Một đứa trẻ biết gọi tên cảm xúc của mình – là một đứa trẻ đang trưởng thành lành mạnh từ bên trong.


Trung thực không bắt đầu từ lời nói – mà từ cảm xúc được yêu thương

Mentor Lita chia sẻ:

“Tôi không phải một bà mẹ xuất sắc. Nhưng tôi học cách lắng nghe, đồng hành và chào đón cảm xúc thật của con mỗi ngày.”

Tại UHP Mentoring & Training, chúng tôi tin rằng: hành trình nuôi dạy con không phải để dạy con “ngoan”, mà để giúp con hiểu và trung thực với chính mình.

Hãy cùng chúng tôi tiếp tục lan tỏa thông điệp: Muốn con trung thực – đừng bắt con phải dối lòng.